Khi chọn đồng hồ, thường người đeo sẽ quan tâm nhiều hơn đến các thông tin về bộ máy vận hành bên trong hay hình thức thiết kế bên ngoài mà ít lưu ý đến độ dày mặt số. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, độ dày đồng hồ có ảnh hưởng khá lớn đến việc cỗ máy lên tay có vừa vặn, ôm khít hay không. Thông qua những con số biểu thị về độ dày, bạn sẽ có thêm căn cứ để đánh giá xem liệu sản phẩm có thực sự phù hợp với mình.
Độ dày đồng hồ là gì?
Độ dày đồng hồ là khái niệm chỉ phần chiều cao được tính từ đáy đến mặt kính đồng hồ. Trong một số trường hợp đặc biệt như: đồng hồ được trang bị mặt kính cong hay khung vỏ có cấu tạo đặc biệt, độ dày sẽ được tính ở phần khung vỏ mà không bao gồm mặt kính. Độ dày không chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của bộ máy bên trong mà thông qua đó, người đeo còn có thể đánh giá tổng quan về sản phẩm. Cùng với size đồng hồ, độ dày là yếu tố quyết định khá nhiều đến việc cỗ máy khi lên tay có thực sự thời trang và phù hợp với chủ nhân hay không.
Những mức độ cơ bản về độ dày đồng hồ
Bạn đã hiểu về khái niệm độ dày, vậy căn cứ vào đâu để phân loại và đánh giá đồng hồ dày hay đồng hồ mỏng? Riêng với đồng hồ nam, bạn đánh giá độ dày sản phẩm thông qua các mốc sau: Thứ nhất, ở đồng hồ cơ Độ dày dưới 8mm được xếp vào danh sách đồng hồ siêu mỏng. Thuộc danh sách có thể kể tên những cỗ máy lừng danh như: RM 67-01 đến từ thương hiệu Richard Mille với bộ máy CRMA6 sở hữu rotor trung tâm với độ dày chỉ 3,6mm. Thương hiệu Piaget cũng ghi danh mình vào danh sách này với Altiplano 900P với phần vỏ mỏng chỉ 3.65mm. Với những sản phẩm sở hữu bộ máy cơ, đồng hồ thuộc danh sách siêu mỏng xứng đáng được ngợi ca như những tuyệt tác hiếm có khó tìm. Sở hữu độ dày từ 9 đến 11mm, sản phẩm được xếp vào mục đồng hồ mỏng. So với đồng hồ siêu mỏng, đồng hồ cơ mỏng không quá khó tìm. Hầu như bất cứ thương hiệu nào từ Thụy Sỹ đến Nhật Bản đều sở hữu cho mình trên một cỗ máy cơ mỏng. Thông thường những sản phẩm thuộc phong cách Dress watch sẽ sở hữu độ dày lý tưởng này. Từ 12 đến 15mm, đồng hồ cơ được đánh giá là những cỗ máy dày. Đồng hồ mặt dày thường sẽ kén tay người đeo hơn so với những cỗ máy mỏng hay siêu mỏng. Do vậy, chúng thường được sử dụng trong những thiết kế hơi cá tính, bụi bặm hoặc những sản phẩm sở hữu nhiều chức năng, yêu cầu bộ máy bên trong cần được cấu tạo từ nhiều bộ phận. Trên 16mm, đồng hồ cơ sẽ được đánh giá là rất dày. Những cỗ máy với độ dày khá khủng sẽ là lựa chọn tối ưu cho những nam giới có cổ tay to, theo đuổi nét đẹp cứng rắn, bụi bặm. Đồng thời, độ dày trên 16mm còn là biểu thị cho những cỗ máy được tích hợp nhiều chức năng phức tạp, được đánh giá cao về mặt chuyên môn kỹ thuật.
Thứ hai, ở đồng hồ Quartz Tiêu chí về độ dày của đồng hồ Quartz sẽ có những khác biệt nhất định như sau:
- Đồng hồ siêu mỏng: dưới 7mm.
- Đồng hồ mỏng: từ trên 7mm đến dưới 9mm
- Đồng hồ dày: từ 11 đến 14mm
- Đồng hồ rất dày: trên 14mm
Sở dĩ có sự khác nhau rõ rệt về tiêu chí độ dày ở đồng hồ cơ và đồng hồ Quartz vì cấu tạo bộ máy bên trong hoàn toàn khác nhau. Nếu ở đồng hồ Quartz, cấu tạo bộ máy bao gồm một tinh thể thạch anh cùng các vi mạch thì bộ máy đồng hồ cơ là sự kết hợp của hàng trăm chi tiết, ở những cỗ máy đa chức năng, các bộ phận bên trong còn nhiều hơn gấp bội. Đó cũng là lý do vì sao đồng hồ càng mỏng càng được đánh giá cao. Không chỉ hợp thị hiếu khách hàng, bắt kịp xu hướng thời trang mà đó còn là minh chứng cho kỹ năng chế tác đỉnh cao của người sản xuất. Bởi không hề đơn giản để có thể tinh giản, thu nhỏ những chi tiết bên trong mà vẫn đảm bảo sự vận hành trơn tru, chính xác của toàn cỗ máy.
Khi nào nên mua đồng hồ dày, khi nào nên mua đồng hồ mỏng
Để đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc: khi nào nên mua đồng hồ dày, khi nào nên mua đồng hồ mỏng, hãy cùng làm phép so sánh giữa hai loại đồng hồ về các khía cạnh: tính thẩm mỹ, tính năng bộ máy, sự thoải mái khi lên tay và mức độ bền bỉ theo thời gian. Tất nhiên, phép so sánh này chỉ áp dụng cho các sản phẩm được trang bị bộ máy cùng loại, ví dụ: cùng là đồng hồ cơ hoặc cùng là đồng hồ Quartz. Thứ nhất, về tính thẩm mỹ Cái đẹp và tiêu chuẩn về cái đẹp trong mắt mỗi người là không giống nhau. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy rằng: tính thẩm mỹ của đồng hồ mỏng cao hơn so với đồng hồ dày. Đa phần cổ tay nam giới Việt Nam thuộc mức trung bình và nhỏ, do đó, sẽ khó “hòa hợp” cùng các mẫu đồng hồ dày hoặc quá dày. Trừ phi bạn chủ ý chọn đồng hồ dày để làm điểm nhấn nổi bật cho các dịp đặc biệt: như nghệ sĩ khi tham gia biểu diễn, kết hợp cùng trang phục thể thao hay đi kèm cùng các phụ kiện chuyên dụng. Do đó, nếu bạn không phải là người theo đuổi sự phá cách hay muốn chọn một món phụ kiện có tính ứng dụng cao, phù hợp trong mọi hoàn cảnh, hãy ưu tiên chọn đồng hồ mỏng.
Thứ hai, về tính năng bộ máy Không hoàn toàn đúng 100% nhưng đa phần, đồng hồ dày sẽ sở hữu bộ máy với nhiều tính năng được tích hợp hơn so với đồng hồ mỏng. Cùng với đó, thông thường đồng hồ dày sẽ có khả năng chống nước cao hơn, đảm bảo an toàn khi bạn sử dụng đồng hồ trong các hoạt động dưới nước. Vì thế nên, nếu bạn đang tìm kiếm những sản phẩm tích hợp nhiều tính năng tiện dụng cho cuộc sống hay món phụ kiện có thể đeo khi tiếp xúc nhiều với nước, hãy chọn đồng hồ dày. Thứ ba, sự thoải mái khi lên tay Chiếc đồng hồ thoải mái nhất khi lên tay là sản phẩm vừa vặn và ôm khít cổ tay chủ nhân, đồng thời sẽ không gây vướng víu trong suốt quá trình người đeo hoạt động. Để đánh giá yếu tố này, cảm nhận của chính người sở hữu mang tính quyết định. Hãy đeo đồng hồ lên tay, bạn sẽ ngay lập tức biết được: đây có phải là món phụ kiện mang đến sự thoải mái cho mình. Cảm nhận cá nhân mang tính quyết định, tuy nhiên, nếu bạn sở hữu cổ tay nhỏ, hãy chọn lựa đồng hồ với độ dày vừa phải để tránh tình trạng mặt số cộm lên tay, gây mất thẩm mỹ. Nếu bạn sở hữu cổ tay to, ngoài độ dày thích hợp, hãy quan tâm đến size đồng hồ để đảm bảo cỗ máy sẽ vừa vặn trên tay. Thứ tư, mức độ bền bỉ theo thời gian Bàn về độ bền theo thời gian, về lý thuyết, đồng hồ dày sẽ bền bỉ hơn so với đồng hồ mỏng trước các tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, để đánh giá độ bền sản phẩm, bạn còn cần căn cứ vào chất liệu được sử dụng để chế tác. Nếu là chất liệu tốt, đồng hồ sẽ luôn bền bỉ theo năm tháng dù sở hữu mặt số dày hay mỏng. Thêm vào đó, yếu tố người dùng cũng đóng vai trò quyết định đến độ bền cỗ máy. Sử dụng đúng hướng dẫn, bảo quản tốt, tuổi thọ đồng hồ sẽ theo đó mà tăng lên theo thời gian. Những lý thuyết chung về độ dày đồng hồ hy vọng đã giúp ích cho anh em yêu thời gian. “Mọi lý thuyết đều là màu xám”, tuy nhiên thông tin về độ dày đồng hồ hy vọng sẽ là căn cứ đáng tin cậy để bạn có thể “soi” vào nếu vẫn băn khoăn khi chọn sản phẩm phù hợp. Đồng hồ đẹp nhất là khi chúng phù hợp với chủ nhân cả về thiết kế bên ngoài lẫn những tính năng giúp ích cho cuộc sống. Và chọn đồng hồ, suy cho cùng, là lựa chọn phương tiện biểu thị nét tính cách riêng của chính mình.
Xem thêm:
THẾ MẠNH CỦA ĐỒNG HỒ CITIZEN ECO-DRIVE SO VỚI ĐỒNG HỒ QUARTZ
[GÓC THỜI TRANG] MẸO KẾT HỢP ĐỒNG HỒ NAM CỰC TINH TẾ VỚI QUẦN ÁO, PHỤ KIỆN
NHỮNG LÝ DO BẠN KHÔNG THỂ CHỐI TỪ ĐỒNG HỒ MẶT VUÔNG
NĂM 2018 - NĂM KHỞI SẮC MẠNH MẼ CỦA NGÀNH ĐỒNG HỒ THUỴ SĨ
THÔNG TIN VỀ ĐỘ CHỐNG NƯỚC 5ATM TRÊN ĐỒNG HỒ CHÍNH HÃNG
TOP 4 LÝ DO NÊN MUA ĐỒNG HỒ BULOVA CHÍNH HÃNG
NHỮNG LÝ DO NÊN CHỌN ĐỒNG HỒ BULOVA QUARTZ THAY VÌ ĐỒNG HỒ AUTOMATIC
TẤT TẦN TẬT VỀ BỘ MÁY MIYOTA 9015 TRÊN ĐỒNG HỒ citizen
NHỮNG MÀU SẮC CỦA MẶT ĐỒNG HỒ ĐƯỢC KHÁCH HÀNG CHỌN MUA NHIỀU NHẤT
KHI NÀO CẦN LAU DẦU ĐỒNG HỒ CƠ VÀ ĐỊA CHỈ LAU DẦU UY TÍN TẠI TP.HCM?
CƠN SỐT MANG TÊN ĐỒNG HỒ BULOVA 96A120 SỰ TRỖI DẬY ĐẦY NAM TÍNH