Có phải xin giấy phép khi xây dựng nhà tạm?

Gia đình tôi mua được mảnh đất trồng cây lâu năm có diện tích 152,9m2 tại thửa đất số 1157, Tờ bản đồ số 68, khu vực 7, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Theo quy hoạch sử dụng đất quận Ninh Kiều thì khu đất này là đất ở mật độ cao; hiện chưa có quy hoạch chi tiết phân khu chức năng 1/2000. Thửa đất này không nằm trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm (2018) của quận.

Hiện tôi có nhu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì địa phương hướng dẫn đăng ký ở phường để tổng hợp gửi về quận chờ xem xét trong năm 2019.

Xin hỏi, trong trường hợp địa phương không chấp thuận cho tôi chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2019 hoặc năm 2020 thì có đúng với Luật Đất đai 2013 không và quy định nào hoặc cơ sở nào để từ chối/không xét nhu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất?

Để cải thiện thu nhập hiện tại, tôi dự kiến làm nhà tiền chế/nhà tạm trồng nấm Linh Chi diện tích 80m2. Theo quy định, tôi phải đăng ký biến động đất cây lâu năm sang đất nông nghiệp khác với chính quyền địa phương.

Cho hỏi, việc đăng ký biến động này có cần phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận không? Khi làm nhà tiền chế/công trình tạm, nhà tạm để trồng nấm Linh Chi thì có phải xin phép xây dựng không?

Bùi Hoàng Nam (Cần Thơ)...

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 40 Luật Đất đai 2013: “Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh”.

Như vậy nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình ông phải phù hợp với quy hoạch đô thị của quận được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (đồng thời quy hoạch đô thị của quận phải phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh).

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 57 Luật Đất đai 2013 các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 95 Luật Đất đai năm 2013: Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi như chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy nếu trường hợp làm nhà tiền chế/nhà tạm trồng nấm Linh Chi trên diện đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất cây lâu năm thì không phải xin phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (theo quy định tại Khoản 1, Điều 57 Luật Đất đai 2013) nhưng phải đăng ký biến động đất đai theo quy định tại Khoản 4, Điều 95 Luật Đất đai năm 2013.

THE GLOBAL CITY được Chủ đầu tư mong muốn sẽ trở thành Khu đô thị phức hợp chuẩn quốc tế “Downtown” mới của TP. Hồ Chí Minh có đa dạng các loại hình sản phẩm và tích hợp nhiều tiện ích giải trí cao cấp đạt chuẩn quốc tế. Dự án tọa lạc tại trung tâm phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh; là khu vực có tiềm năng phát triển vô cùng lớn của thành phố phía Đông. Đây sẽ là điểm đến của những cư dân thuộc tầng lớp trí thức cao trong xã hội, tạo ra nơi ở: đẹp từ mặt ngoài – tiện nghi từ bên trong – văn minh từ cư dân sống.

Post a Comment

Previous Post Next Post