Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gỗ ván dăm như PB, Plywood, MDF, HDF. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng và phù hợp để sản xuất những loại sản phẩm nhất định. 

Để hiểu rõ được từng loại sản phẩm chúng ta cần phải biết rõ khái niệm của từng loại. 

1. MDF, HDF là gì?

MDF là gì?

Một trong những loại ván gỗ rất phổ biến trên thị trường hiện nay là gỗ MDF. Đây là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard, là tên gọi chung cho ván ép bột sợi có tỷ lệ nén trung bình – medium density. 

MDF được làm từ các vật liệu như bột gỗ, chất kết dính và một số hợp chất như Parafin, chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ chống mối mọt…Thông thường các loại gỗ MDF thường được sử dụng để làm các đồ vật như bàn ghế, tủ quần áo…

Quy trình sản xuất MDF cũng có 2 dạng là quy trình khô và ướt, mỗi loại sẽ có những loại máy móc phù hợp. Trong MDF cũng có nhiều loại khác nhau như MDF trơn, MDF veneer. riêng MDF veneer thường được dán thêm các loại vân gỗ độc đáo để trong sản phẩm giống với gỗ tự nhiên hơn. 

Ưu điểm của MDF là gọn nhẹ trong khi nược điểm của loại chất liệu này là tuổi thọ không cao. 



HDF là gì?

Trong khi đó HDF cũng có nhiều điểm tương đồng với MDF. Đây là loại ván ép được viết tắt của từ Height Density Fiberboard. Loại ván này được xử lý kĩ càng với nhiều công đoạn phức tạp. Chính vì được xử lý kĩ càng nên độ bền và chất lượng của HDF luôn được đánh giá cao. Phần trăng gỗ trong HDF cũng khá cao so với các loại ván ép khác.  Gía thành của HDF cũng khá cao hơn mặt bằng hiện nay. 

Xem thêm: Gỗ MDF là gì? Gỗ HDF là gì?


2. PB là gì?

Một loại vật liệu khác cũng rất được ưa chuộng là ván ép PB hay còn gọi là Particle Board. Vậy, Partical Board là gì?

Đây là một loại vật liệu xây dựng hay thường được gọi là ván Okal. Loại ván gỗ được sản xuất nhân tạo dựa trên những nguyên liệu như gỗ rừng (gỗ cao su, gỗ bạch đàn, …). Cách tạo ra vật liệu này như sau: đưa gỗ vào máy nghiền nát thành dăm, sau đó được trộn với keo và ép lại theo những tiêu chuẩn, độ dày khác nhau.

Loại ván này thường được phủ một lớp Melamine hay Acrylic nhưng khi bóc ra sẽ lộ những dăm gỗ đã nghiền nát. Ván gỗ Particle Board có màu của gỗ như vàng, nâu và loại ván chống ẩm thì thường có màu xanh.

Vật liệu này cũng có một số đặc điểm như giá thành thấp, có độ cứng nhất định và độ bền khá cao. Đồng thời cũng có khả năng bám ốc vít tốt. Nhược điểm của loại gỗ này là khả năng chịu lực kém hơn các loại vật liệu khác. 

partical-board-la-gi-2


3. Plywood là gì?

Plywood cũng là một trong những loại ván gỗ rất được ưa chuộng trong thị trường nội thất. 

Gỗ Plywood được tạo nên từ việc ghép nhiều lớp gỗ mỏng có độ dày khoảng ~1mm và có kích thước bằng nhau. Sau đó các loại gỗ này được xếp chồng và và vừa khít với nhau sau đó  sẽ được ép ở nhiệt độ cao để tạo thành một bề mặt rắn chắc. 

 Có 2 loại keo chuyên dụng thường xuyên được sử dụng để tạo nên gỗ ván ép đó là: Keo Phenol có tác dụng tăng cường độ cứng, khả năng chịu nước và keo Formaldehyde có khả năng chống lại hiện tượng cong vênh hay co gỗ, biến dạng của sản phẩm gỗ. Tuy nhiên việc sử dụng loại keo này có sự hạn chế bởi gây độc hại với sức khỏe cũng như môi trường. 

Một điều đặc biệt khi sản xuất Plywood là số lượng các tấm gỗ dùng để ép ván phải là số lẻ, tùy theo độ dày của ván gỗ mà sử dụng 3, 5, 7 hay 9 lớp gỗ để tạo thành. Lý do của việc này đó là nhằm tạo ra một lớp lõi nằm ở chính giữa gỗ, 2 lớp gỗ bên ngoài lớp lõi sẽ có hướng vân giống nhau. Hướng vân bên ngoài sẽ được sắp xếp vuông góc nhằm tăng khả năng chịu lực cũng như chống cong vênh, hư hỏng. 

Ưu điểm của loại gỗ này là có độ cứng và độ bền rất cao, khả năng chống nước tốt. Thời gian chà nhám và phủ sơn nhanh chóng, giá thành của Plywood cũng khá rẻ. 

Trong khi đó nhược điểm của loại gỗ này là cạnh ván ép dễ bị sứt mẻ, dễ bị cong vênh, màu sắc không xuất sắc. 

Xem thêm: Plywood là gì? Những ứng dụng của ván gỗ Plywood trong đời sống



4. Điểm khác nhau giữa PB, Plywood, MDF, HDF

MDF khác gì so với HDF

Mỗi loại ván ép đều có những đặc điểm khác biệt so với những sản phẩm khác. Nói về độ bền giữa MDF và HDF thì HDF được đánh giá cao hơn vì có phần trăm gỗ nhiều hơn, HDF cũng chịu được lực tốt hơn so vs MDF. Ngoài ra, HDF còn có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt giúp người dùng có thể an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm. Cả hai loại ván ép HDF và MDF đều được dùng phổ biến trong các sản phẩm nội thất nhà ở, nội thất phòng khách, nội thất công trình, trang trí nội thất…

Nếu như bạn chỉ cần một món nội thất căn bản có màu săc đa dạng và giá cả phải chăng thì MDF là sự lựa chọn phù hợp, còn nếu bạn muốn ngôi nhà mình chất lượng hơn thì HDF sẽ rất thích hợp, 

Còn về giá cả thì HDF do được làm bằng cao cấp hơn nên giá thành mắc hơn MDF. 


MDF khác gì so với Plywood

Plywood cũng có một số điểm khác biệt so với MDF. Gỗ MDF có khả năng chống ẩm khá tốt, nhưng vẫn chưa là gì khi so sánh với. Đặc biệt khi thả xuống nước, gỗ Plywood cũng không dễ bị phồng như gỗ công nghiệp MDF.

Một điều dễ hiểu khi gỗ ván ép Plywood có giá thành cao hơn so với gỗ MDF hay gỗ MFC bởi khả năng chống nước và chịu ẩm cao cũng như bề mặt láng mịn. Tuy nhiên, mức chênh lệch của các loại gỗ công nghiệp không nhiều.

Như nhiều người đã từng sử dụng gỗ ván ép Plywood đều nhận định rằng loại gỗ này sở hữu màu sắc và đường vân không đồng đều như gỗ MDF hay MFC. Bởi vậy loại gỗ này rất ít được sử dụng ở các không gian chung như phòng khách, phòng bếp mà thường được sử dụng trong phòng ngủ, phòng làm việc, sàn nhà, kệ trang trí… những sản phẩm mà bề mặt gỗ không cần quá hoàn hảo. 

Một số sản phẩm nội thất làm bằng các loại ván này tại Dongsuh Furniture

partical-board-la-gi-4


partical-board-la-gi-7


partical-board-la-gi-8


partical-boad-la-gi-9


partical-board-la-gi-11


partical-board-la-gi-12


partical-board-la-gi-16


Xem thêm: Top 10+ mẫu tủ quần áo gỗ công nghiệp đẹp mắt, sang trọng cho mọi nhà