Định vị ngành nội thất Việt Nam trên bối cảnh toàn cầu

Thị trường ngành nội thất Việt Nam chắc chắn dẫn đầu về xuất khẩu với 65% tổng sản lượng được bán ra nước ngoài. Tại Việt Nam vận hành khoảng 1.500 nhà sản xuất đồ nội thất từ ​​trung bình đến lớn, với khoảng 250 trong số đó là các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài; khu vực làm việc được ước tính khoảng 17.000. Các công ty hàng đầu trong và ngoài nước này chiếm gần như toàn bộ hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Nghiên cứu thị trường Ngành nội thất tại Việt Nam cung cấp một bức tranh toàn diện về ngành nội thất tại Việt Nam, cung cấp dữ liệu về sản xuất đồ nội thất và tiêu thụ đồ nội thất, nhập khẩu và xuất khẩu đồ nội thất. Các yếu tố xác định nhu cầu về đồ nội thất được kiểm tra, cũng như hệ thống phân phối đồ nội thất và cơ cấu cung cấp đồ nội thất. Hồ sơ ngắn được cung cấp cho các nhà sản xuất đồ nội thất chính của Việt Nam. Nhập khẩu và xuất khẩu đồ nội thất Việt Nam được chia theo quốc gia và sản phẩm (nội thất văn phòng, nội thất nhà bếp, nội thất bọc nệm, ghế không bọc, nội thất phòng ngủ, bộ phận ghế và các bộ phận của đồ nội thất). Ngành gỗ và lâm nghiệp cũng được xem xét: dữ liệu sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu và tiêu thụ được cung cấp cho các sản phẩm gỗ bán thành phẩm chính (gỗ xẻ, gỗ tấm). 

Xem thêm: Báo cáo tổng quan thị trường ngành nội thất trong 5 năm (2015-2020)



Xuất khẩu đồ gỗ nội thất tăng mạnh

Trong 7 tháng đầu năm 2020, các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 3,23 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ.

XUẤT KHẨU GHẾ GỖ, TỦ BẾP TĂNG VỌT

Theo số liệu của Hoa Kỳ, chỉ riêng mã hàng đồ gỗ nội thất có code 41000, mỗi năm Hoa Kỳ nhập khẩu từ các nước đến 36-39 tỷ USD. Theo dữ liệu thống kê từ nguồn UNCOMTRADE, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu 228 mặt hàng gỗ này của Trung Quốc vào Mỹ là 20,7 tỷ USD; từ Việt Nam vào Mỹ gần 5 tỷ USD.

Theo Forest trends, tới nay, tổng số có 228 mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ phải chịu mức thuế mới là 28%. Bên cạnh việc phải chịu các mức thuế mới được áp dụng bởi cuộc chiến thương mại, nhiều mặt hàng đồ gỗ của Trung Quốc cũng đã phải chịu các mức thuế chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) rất cao do Chính phủ Mỹ quy định.

Cụ thể, mặt hàng tủ bếp của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ chịu 4 mức từ thuế chống bán phá giá từ 4,37% đến 262,18% kể từ 28/2/2020. Mặt hàng ghế sofa của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá với 2 mức từ 4,27% đến 70,71% kể từ 20/12/2004. Mặt hàng gỗ dán gỗ cứng Trung Quốc vốn đang bị Mỹ áp thuế AD/CVD kể từ ngày 04/01/2018 với mức thuế chống bán phá giá (AD) là 183,36% và thuế chống trợ cấp (CVD) là 194,9%.

Ngày 13/4/2020, phía Hoa Kỳ chính thức ra quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tủ bếp của Trung Quốc xuất khẩu sang nước này với mức thuế lên đến 48,5%, thậm chí có một số mặt hàng cùng nguyên liệu bị áp thuế lên đến 293,45%.

Do các mức thuế mới, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 giảm 23% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2018. Theo tính toán của Forest Trends dựa trên nguồn số liệu của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu ghế sofa (HS 940171) từ Trung Quốc vào Mỹ giảm mạnh, từ gần 1,9 tỷ USD năm 2018 xuống còn gần 1,36 tỉ USD năm 2019, tương đương mức giảm 28%. Tủ bếp (HS 940340) là nhóm mặt hàng quan trọng được Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Giá trị kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này vào Mỹ giảm rất mạnh, từ 13,7 tỷ USD năm 2018 xuống dưới 9,7 tỷ USD năm 2019.

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 5,13 tỷ USD. Kim ngạch từ thị trường này chiếm khoảng 54% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào tất cả các thị trường.


Xem thêm: Báo cáo thị trường ngành gỗ xuất khẩu và nhập khẩu tại Việt Nam 2020

Trong 7 tháng đầu năm 2020, các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 3,23 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2019. Động lực tăng trưởng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ chủ yếu đến từ nhóm hàng đồ gỗ nội, ngoại thất. Trong đó, các mặt hàng có mức tăng trưởng rất cao là: đồ nội thất phòng bếp (mã 940340) tăng 156%, đồ nội thất bằng gỗ khác (mã 9403.60) tăng 25% và bộ phận đồ gỗ (mã 9403.90) tăng 34%.

Các mặt hàng ghế ngồi là nhóm có giá trị xuất khẩu cao nhất vào thị trường Mỹ. Mỗi năm có khoảng 380 doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào xuất khẩu ghế sofa vào Mỹ, bao gồm các sản phẩm ghế sofa hoàn chỉnh (mã 940161) và bộ phận của ghế sofa (mã 940190). Số doanh nghiệp xuất khẩu ghế sofa vào Mỹ tiếp tục tăng: năm 2019 là 378 doanh nghiệp, thống kê trong 7 tháng năm 2020 là 388 doanh nghiệp.

Tủ bếp (mã 94034000) là một trong nhóm mặt hàng quan trọng xuất khẩu vào Mỹ từ Việt Nam. Tủ bếp xuất từ Việt Nam còn ở dạng chi tiết bộ phận, được khai báo trong nhóm các mã hàng khác như đồ mộc xây dựng (mã 4418), nội thất bằng gỗ khác (mã 940360) hay bộ phận đồ gỗ (mã 940360).

Trong 7 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu tủ bếp từ Việt Nam vào Mỹ đạt 235,9 triệu USD, tăng 156% so với cùng kỳ 2019, chiếm 74% trong tổng kim ngạch xuất mặt hàng này cùng kỳ cho tất cả các thị trường. Bình quân mỗi năm có khoảng trên 200 doanh nghiệp xuất khẩu tủ bếp vào Mỹ. Số doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu tủ bếp tiếp tục tăng: năm 2019 là 201 doanh nghiệp, trong 7 tháng năm 2020 là 207 doanh nghiệp.

Xuất khẩu đồ gỗ nội thất tăng mạnh


CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG RỦI RO

Tuy nhiên, rủi ro đối với mặt hàng nội thất, đặc biệt những sản phẩm làm từ gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã trở thành hiện thực, đó là vụ kiện gian lận thương mại. Ngày 9/6/2020, phía Hoa Kỳ đã thông báo chính thức điều tra ngành gỗ dán Việt Nam.

Theo cáo buộc của Liên minh thương mại công bằng về gỗ dán cứng Hoa Kỳ, một số công ty xuất khẩu gỗ dán từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, chủ yếu là công ty có vốn sở hữu từ Trung Quốc, đã vi phạm điều luật về chống lẩn tránh thuế trong khuôn khổ của Đạo luật Thuế năm 1930 của Hoa Kỳ.

Xem thêm: Thị trường ngành gỗ và nội thất “thoi thóp” vượt bão Covid-19

Theo Forest trends, không phải bất cứ doanh nghiệp nào của Trung Quốc có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam tham gia vào xuất khẩu tủ bếp và ghế sofa sang Mỹ đều có hành vi gian lân thương mại. Tuy nhiên, tủ bếp, ghế sofa và các bộ phận của các mặt hàng này đang ẩn chứa các tín hiệu về rủi ro thương mại, đặc biệt trong khâu xuất xứ. Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này từ Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bắt đầu, lý do chủ yếu là bởi các mức thuế mới được Chính phủ Mỹ áp cho các mặt hàng này từ Trung Quốc.

Nghiên cứu trường hợp của các công ty của Trung Quốc tham gia vào sản xuất tủ bếp và ghế sofa cho thấy hầu hết các hoạt động sản xuất trong nước (Việt Nam) là rất hạn chế. Các công ty tham gia vào các hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu mặt hàng này chỉ tập trung vào 1 mặt hàng duy nhất hoặc các bộ phận của mặt hàng này mà không đa dạng hóa đầu ra của sản phẩm.

Nếu như tới đây, kết luận điều tra của Hoa Kỳ tương đồng với cáo buộc ban đầu, thì các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm từ gỗ dán của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ gánh chịu hậu quả rất lớn về mức áp thuế. Bài học từ các vụ kiện của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc là minh chứng rõ nhất.

Trước những rủi ro thương mại của ngành gỗ dán, thời gian qua Chính phủ đã đưa ra một số cơ chế, chính sách quan trọng. Cụ thể, Quyết định 824 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, quản lý các mặt hàng tiềm ẩn rủi ro, bao gồm mặt hàng gỗ dán được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam.


Sự dịch chuyển thị trường nội thất sang nội địa

Trước bối cảnh căng thẳng trước chiến tranh kinh tế giữa Mỹ – Trung, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ với ứng cử viên Biden đã giúp phần nào làm dịu cuộc chiến này nếu ông đắc cử. Song song đó, làn sóng chuyển dịch các đầu mối sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á và cụ thể là Việt Nam đã diễn ra từ đầu năm 2020. Cơ hội đã đến từ rất lâu và chúng ta cần tận dụng nó triệt để. Đồng thời chuyển dịch kim ngạch xuất khẩu sang nội địa cho nền kinh tế dần hồi phục thời hậu Covid-19.

Và cụ thể hơn, hàng nghìn cơ sở chế biến gỗ, showroom nội thất hay sản xuất thương mại đang dần chuyển hướng từ xuất khẩu sang thị phần nội địa, vốn rất tiềm năng để khai thác với tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đầu người của Việt Nam lên đến 10% mỗi năm.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 vẫn chưa thật sự chưa thấy hồi kết. Sự bùng phát của dịch đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen sinh hoạt của người dân và hoạt động kinh doanh của đại đa số doanh nghiệp trong nước. 

Với việc Chính phủ đã ban hành những chỉ thị “thép” hạn chế tối đa hoạt động tập trung công cộng, đồng thời nắm bắt tâm lý hạn chế ra đường của người dân thì việc tận dụng sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0 sẽ là hướng đi sáng suốt cho các doanh nghiệp. Thậm chí, đây còn là cơ hội doanh nghiệp tạo ra những giá trị vượt ngoài mong đợi cho khách hàng, hun đúc cơ hội bứt phá trong nửa sau của năm 2020.

Tuy nhiên, thật đáng buồn khi thị trường nội thất Việt Nam đa số kinh doanh đặc thù, truyền thống và đơn giản chỉ là việc bán – mua một cách nhanh chóng mà không thể “ship” được.

Thực tế, từ năm 2019 tổng giá trị tiêu dùng của ngành gỗ và nội thất toàn cầu đạt đã 450 tỉ USD, nhưng trong đó lĩnh vực sản xuất chỉ chiếm 140 tỉ USD, còn lại chia đều cho 3 lĩnh vực Sáng tạo – Thương mại – Thương hiệu. Áp lực chuyển đổi số buộc các doanh nghiệp phải thích nghi nhanh từ thiết kế, công nghệ sản xuất và đặc biệt là thương mại số.

Nền tảng số hóa thực sự đang thay đổi rất lớn công nghiệp chế biến, quản trị, thiết kế, mua bán hàng…Kinh doanh online cũng trở thành xu thế bắt đầu ăn sâu rộng vào ngành nội thất làm thay đổi rất lớn công nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm và cách sản xuất ra nó. Thế nhưng, hầu hết giá trị của ngành chế biến lâm sản Việt Nam vẫn nằm trong lĩnh vực Sản xuất, trong khi tiềm năng và dư địa thị trường cho Việt Nam được đánh giá vẫn còn rất rộng. 

Tóm lại, qua phân tích tổng quan thị trường nội thất Việt Nam mùa Covid – 19: Cơ hội và thách thức, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nội thất đã có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận, nắm bắt, mở rộng thị trường mùa Covid – 19. Việc tái cơ cấu và khắc phục khó khăn theo lũ là việc nên làm lúc này.

Xem thêm: Đại dịch nCov-19 đã thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng như thế nào?


Thói quen mua sắm nội thất đã thay đổi

Trao đổi với phóng viên, anh Eric Dinh, Giám Đốc Marketing và Truyền thông một showroom nội thất trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, TP.HCM cho biết, trước đây, người dân đa phần có xu hướng mua lẻ từng chiếc bàn chiếc ghế khi có nhu cầu. Nhưng hiện tại, nhiều người sẵn sàng chi tiền để thiết kế và mua sắm trọn bộ nội thất theo phong cách riêng của mình.

Sự thay đổi của thị trường bất động sản ảnh hưởng lớn đến ngành nội thất

“Hiện nay, trước khi đi đến một cửa hàng hay showroom, người tiêu dùng thường tìm đến một đơn vị thiết kế, sản xuất, thi công nội thất và họ đã mặc định sẵn sản phẩm họ muốn. Những thiết kế theo xu hướng nào, hoặc là những thiết kế nội thất trọn gói, từ đó điều chỉnh bản vẽ theo những yêu cầu mà khách hàng muốn”, anh Eric Dinh nói và cho biết thêm, sự thay đổi này chịu tác động chính từ những thay đổi cơ cấu sản phẩm bất động sản. Đơn cử như hiện nay, nhiều dự án nội thất để trống phần nội thất cho khách hàng tự do thiết kế theo phong cách mình thích.

Ông Park YN, chủ thương hiệu Dongsuh Furniture tại Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, khách hàng chủ yếu chọn mua phụ kiện, vật phẩm trang trí và gia dụng là chính. Những tháng cuối năm mới là thời điểm đắt hàng của những món đồ nội thất cao cấp hay gói thiết kế trọn bộ.

“Một tiêu chí quan trọng khác trong mua sắm đồ nội thất là sự đa dạng của sản phẩm để có thể tham khảo và so sánh. Đồng thời, yếu tố trải nghiệm sản phẩm trưng bày tại cửa hàng để khách hàng cảm nhận được bài trí không gian và đa dạng về mẫu mã sản phẩm giúp thúc đẩy tạo đơn hàng”, ông Park nói.

Phân hóa nhu cầu mua sắm nội thất theo vùng

Theo ông Lý Quý Trung, CEO AKA Furniture Group, nhiều thương hiệu đồ nội thất và trang trí siêu sang đến từ Ý, Đan Mạch, Đức, Thụy Điển… đang có kế hoạch thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

“Thị trường nội thất của Việt Nam có một đặc điểm rất đặc biệt so với các thị trường khác trên thế giới. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người không cao, nhưng nhu cầu về nội thất cao cấp ở Việt Nam không thua kém gì ở Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore hay những nước có thu nhập cao. Hà Nội và TP.HCM là 2 thị trường có nhu cầu sử dụng nội thất cao cấp gia tăng nhanh chóng”, ông Trung nói.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Cao Đông, nhà sáng lập kiêm CEO của CDC Home Design Center cho biết, nhu cầu sắm sửa nội thất của người dân bị ảnh hưởng theo vùng miền và môi trường sống.

Cú lừa thế kỷ của Starbucks: Bỏ logo, biển hiệu, thay nội thất để biến thành một quán cà phê mới, cả khách hàng lẫn đối thủ đều bị lừa đẹp!  - Ảnh 3.

Cụ thể, khách hàng ở Hà Nội sẽ dành nhiều tiền và công sức hơn trong việc trang trí nhà ở so với Sài Gòn. Nguyên nhân bởi kiến trúc tại Hà Nội mang hơi hướng châu Âu cổ điển hơn, đặc biệt là khu vực trung tâm. Trong khi đó, kiến trúc ở Sài Gòn có hơi hướng hiện đại hơn.

Theo ông Đông, điều kiện sống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sắm sửa nội thất của khách hàng. Người Hà Nội dành nhiều thời gian cho việc ăn uống, nấu ăn và tiếp khách ở nhà. Do vậy, căn nhà sẽ được chăm chút và được đầu tư nhiều hơn. Ví dụ, một căn nhà trị giá 10 tỷ nhưng họ sẵn sàng bỏ ra 20 tỷ đồng để sắm sửa nội thất và trang trí cho ngôi nhà.

Trong khi đó, người Sài Gòn có phong cách sống ở đây có phần phóng khoáng hơn, hướng ngoại hơn. Khi xong việc ở chỗ làm, họ chỉ muốn ra ngoài để vui chơi, thư giãn, ăn tối…

“Tôi nhận thấy thị trường nội thất cũng có tính chu kỳ nhất định, ngoài yếu tố liên quan đến bất động sản thì việc giới trung lưu tăng nhanh cũng tiến tới việc thay đổi về gu thẩm mỹ cũng như nhận thức sử dụng hàng trang trí nội thất”, ông Đông nói và cho biết thêm, hiện nay, thị trường nội thất rất đa dạng và phong phú, điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhãn hàng. Tuy nhiên, điều này cũng khiến khách hàng có nhiều điều kiện hơn về sự chọn lựa. Thứ hai là các công ty nội thất phải tự làm mới mình, phải sáng tạo hơn trong kinh doanh.

Xem thêm: Có nên đầu tư vào thị trường nội thất mùa cao điểm?


Doanh nghiệp “loay hoay” tìm cách chống hàng giả

Hiện nay, các doanh nghiệp áp dụng rất nhiều cách thức để giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng chính hãng và hàng giả. Bên cạnh các biện pháp như gắn tem chống hàng giả, thông tin cảnh báo đến người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp còn tổ chức các chương trình hướng dẫn phân biệt hàng chính hãng và hàng giả tại nhiều địa phương, chủ động khiếu nại tới cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi xâm phạm.

Tuy nhiên, trong cuộc chiến này, người tiêu dùng vẫn là mắt xích quan trọng nhất. Khi mua hàng, họ cần yêu cầu người bán cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch, điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài.

Cuộc đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng là một quá trình vừa cấp bách, vừa lâu dài. Để có thể đẩy lùi vấn nạn này cần có sự chủ động của các doanh nghiệp, sự quyết liệt của cơ quan chức năng và sự thông thái của người tiêu dùng.


Xem thêm: [Top 5] thương hiệu nội thất online uy tín tại Việt Nam

Ông Quân Đinh, Giám đốc Bán Hàng và Marketing một showroom nội thất có tiếng tại TP HCM cho biết tình trạng hàng giả trên thị trường hiện nay ngày càng tinh vi và được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. “Đáng lo ngại nhất là tình trạng hàng giả lại “đường đường chính chính” buôn bán như hàng chính hãng, mang danh là hàng xách tay hay đi đường tiểu ngạch (trốn thuế)”, ông chia sẻ.

Theo ông Quân, các đối tượng bán hàng giả thường đánh vào tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đối với một số thương hiệu cao cấp, một trong những chiêu thức là sao chép mẫu thiết kế của hàng chính hãng để gia công với chất lượng kém hơn, nhưng lại ngang nhiên tung ra thị trường với mức giá tương đương hàng chính hãng và dùng các chiêu PR nhập nhằng, thậm chí ăn cắp luôn hình quảng cáo của hãng để PR cho hàng nhái.

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM cho biết hội thường xuyên tiếp nhận các khiếu nại về việc mua nhầm nội thất gỗ dỏm. Nhiều người tiêu dùng bị “mắc bẫy” và mất tiền oan. Nhiều khách hàng gửi đơn khiếu nại đến công ty sản xuất hàng chính hãng cho rằng công ty bán hàng kém chất lượng. Rõ ràng, hàng giả không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng tiêu dùng của khách hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của các doanh nghiệp bán hàng chính hãng.

==============================================================================

Hãy theo dõi Dongsuh Furniture để cập nhật tin tức thị trường nội thất mới nhất

Dongsuh Furniture nội thất online số 1 tại Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm đồ nội thất chính hãng có giá thành thấp hơn tới 70% so với giá thị trường. Nay đã có showroom tại: 94-96 Nguyễn Văn Trỗi, p8, Phú Nhuận, TPHCM.

Tham khảo thêm tại website: https://dongsuh.vn

Nội thất Hàn Quốc | Ghế Sofa | Giường ngủ | Kệ sách | Tủ quần áo | Bộ bàn ăn | Bàn trà | Bàn trang điểm